Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Trung Quốc trên chặng đường phải đến.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Kể từ ngày cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bắt đầu, Trung cộng đang đối diện với nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, lương thực thiếu thốn qua việc dịch tả heo không đủ cung cấp cho nhu cầu dân chúng, giá cả hàng hoá trong nước tăng cao, dịch cúm do vi khuẫn Corona đã làm đình trệ nền kinh tế Trung cộng và gây hoang mang trong dân chúng vì sự bưng bít của chính quyền Bắc Kinh giống như thời kỳ bệnh SARS ( Severe Acute Respiratory Syndrome), phát sinh vào tháng 3 năm 2003. Ngoài ra phong trào dân chủ Hồng Kông không thể dập tắc nhờ ở yếu tố quốc tế can thiệp, Đài Loan đối tượng Thái Anh Văn tái trúng cử. Mặc dầu Bắc Kinh đã tìm mọi cách thao túng Đài Loan và Hồng Kông nhưng hoàn toàn thất bại. Kết quả đưa đến hành động bắt giam điều tra vợ chồng ông Hướng Tâm, chủ tịch công ty Đầu tư sáng tạo Trung cộng (China Innovation Investment). Điều nầy đã tạo nên làn sóng lo ngại và bất mãn với chính quyền Bắc Kinh. Trong khi đó nội bộ lãnh đạo Bắc Kinh tranh dành quyền lực đấu đá và thanh toán lẫn nhau qua hình thức thanh trừng tham nhũng, làm sạch chế độ. Tuy nhiên, việc làm sạch chế độ đã gây hoang mang và bất mãn, nhiều trường hợp các tỉnh lớn muốn tách rời khỏi sự kiểm soát của Bắc Kinh.


Gần đây nhất, Theo chuyên gia Arthur Waldron thuộc Đại học Pennsyslvania cho biết một quả bóng chính trị nổ ra, cựu đặc vụ Vương Lập Cường xin tỵ nạn chính trị tại Úc, đã tiết lộ thông tin gây sửng sốt trong dư luận. Ông cho biết nội bộ lãnh đạo Bắc Kinh chia rẻ trầm trọng, các phe nhóm tìm cách thanh toán lẫn nhau, tìm cách lật đổ Tập Cận Bình do chủ trương độc tài và thao túng quyền lực, nếu những ai không đồng ý với đường lối của họ Tập đưa ra, ông sẵn sàng thanh toán.
Một số sự kiện lớn gần đây đã khiến chính quyền Bắc Kinh căng thẳng hơn, trước tiên là cựu đặc vụ Vương Lập Cường quy hàng Úc và tiết lộ thông tin gây sốc trong công luận, bao gồm tuyên bố Bắc Kinh đã tham gia vào kế hoạch thao túng bầu cử Đài Loan và Hồng Kông. Trong cuộc phỏng vấn cùng giáo sư Walton thuộc viện nghiên cứu quốc tế và lịch sử Pennsyslvania cho biết ông Vương Lập Cường đã nói:” Chúng tôi đã đi đến đường cùng”. Do đó theo đề nghị của Giáo sư Walton cùng Ngoại Trưởng Pompeo rằng Hoa Kỳ cần chuẩn bị chương trình ứng phó với một Trung Quốc sụp đổ như Liên bang Sô Viết trước đây. Đồng thời kế hoạch tiếp nhận chương trình tị nạn của những viên chức trong nội bộ lãnh đạo CSTQ. Ngoài ra trên Twitter của Global Himalaya đã đưa ra cuộc phỏng vấn thuộc American Thought Leaders, Giáo sư Waldron cho biết: “ Trung Quốc đang bước vào thời kỳ giống như sự tan rã của Liên Bang Sô Viết trước đây. Nghĩa là cơ chế lãnh đạo của Trung Quốc sẽ thay đổi toàn diện”. Khi nhắc đến sự thay đổi toàn diện, nghĩa là sự tan vỡ toàn bộ đảng CSTQ. Nguyên nhân do chính sách độc tài của Tập Cận Bình cộng thêm giới chức Trung Quốc không chịu hiểu biết đúng đắn về nhu cầu của người dân. Trong khi đó Bắc Kinh phải đối phó với quá nhiều thế lực chống đối từ bên trong lẫn bên ngoài.




Những yếu tố khác tạo thành sức đòn bẫy đưa đến sự tan rã hệ thống lãnh đạo Bắc Kinh như: Hồng Kông, Biển Đông, Phật Giáo Tây Tạng. Vấn đề Tân Cương, công luận thế giới lên tiếng chỉ trích chính sách đàn áp và cô lập người Tân Cương, bưng bít thông tin về Corona làm ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên Bắc Kinh lại lấm liếp cho rằng Tân Cương không bị đàn áp hay cô lập mà chính sách nhà nước tập trung để dạy nghề.




Thứ 2, kết quả bầu cử của Hội Đồng Hồng Kông. Trong số 452 khu vực bầu cử phe dân chủ chiếm đa số, 388 ghế. Phe thân Bắc Kinh chỉ dành được 13% nghĩa là 59 ghế so với phe dân chủ 85%. Kết quả bầu cử đã làm Bắc Kinh kinh ngạc. Điều ấy chứng tỏ sức mạnh vũ lực không thể thắng được lòng dân. Kể cả ký giả James Palmer biên tập viên chủ lực tạp chí Foreign Policy đã có bài nhận định trên tờ Washington Post cho rằng cuộc bầu cử vừa qua tại Hồng Kông và Đài Loan đã đánh tan ảo tưởng chiến thắng của Bắc Kinh, các lãnh đạo Cộng sản cho rằng họ có khả năng kiểm soát mọi cuộc bầu cử mang lại chiến thắng. Trước ngày bầu cử một số cơ quan đã chuẩn bị tổ chức ăn mừng cho chiến thắng sắp đến. Nhưng kết quả cho thấy sự bưng bít cùng báo cáo dối trá từ cấp dưới để làm vừa lòng cấp trên là kết quả phủ phàng nhận được. Thêm nữa, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung quốc mọi thông tin tiêu cực được quy kết là “phản động hoặc không trung thành với chế độ”. Do đó, kết quả của Đài Loan và Hồng Kông là khởi đầu cho con đường tụt dốc của giai cấp lãnh đạo hiện nay tại Bắc Kinh.


Từ yếu tố Hồng Kông và Đài Loan cùng những tranh chấp quyền lực hiện nay, trong đó kể cả vấn đề Tân Cương, Mông Cổ, Hồi Giáo, cuộc chiến thương mại với Mỹ cũng như sự bưng bít của lãnh đạo Bắc Kinh về vi khuẩn Corona là những nguyên nhân dương tính quật ngã tà quyền Tập Cận Bình và đồng bọn, tạo nên cơn sóng ngầm sẽ làm vỡ tan hệ thống lãnh đạo Bắc Kinh, trở ngược lại thời kỳ Hán-Sở tranh hùng. Đây chỉ là vấn đề thời gian như những nhận định từ bên trong tầng lớp lãnh đạo Bắc Kinh và những tiên đoán của các nhà chiến lược và học giả hiện nay.


Giả thuyết rằng những tiên đoán trên là đúng dựa trên các cơ sỡ có thật và đáng tin cậy, như thế một Việt Nam sẽ đi về đâu? Đây là câu hỏi đáng giá ngàn vàng. Thử nhìn lại thời kỳ bao cấp sau chiến tranh và Liên Bang Sô Viết sụp đổ. Trong chúng ta, nhất là giới chính trị khó có một ai tiên đoán về sự sụp đổ Liên Bang Nga, khởi đầu bằng lời kêu gọi của Tổng Thống R. Reagan :” Mr. Gorbachev, Tear Down This Wall”, từ đó đáp lại lời của Hoa Kỳ bức tường Bá Linh đã sụp đổ kéo theo sự tan rã toàn diện trong Liên Bang Nga, đã được nhen nhúm sau cuộc cách mạng tháng 10 năm 1917 và chính thức trở thành Liên Bang Nga vào tháng 12 năm 1922.


Chạy về quá khứ, chiêm nghiệm cho tương lai. Trước hết phải công bình nhìn nhận rằng linh hồn của công cuộc đổi mới do kiến trúc sư Lê Duẫn, người có tầm nhìn chiến lược về chính trị lẫn kinh tế, sau đó thừa hưởng di sản đổi mới là ông Nguyễn Văn Linh và nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, động lực chính thay đổi quy trình hợp tác xã và mở cửa thị trường, theo đuổi nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, cùng thời điểm ấy triết thuyết của Uỷ viên Chính trị Trần Xuân Bách và Tướng Trần Độ ra đời theo thiên hướng cải cách qua hình thức cải tiến chính trị phải song hành cùng cải tiến kinh tế, nhưng đã bị thành phần bảo thủ đánh bại. Với cương vị Trưởng ban Văn hoá Tư tưởng Trung Ương, ông Bách có nhiệm vụ tổng hợp nguyên nhân sụp đổ chủ nghĩa cộng sản Liên sô và Đông Âu trong giai đoạn 1989-1991. Một bản báo cáo dài, sắc bén và trung thực về nguyên nhân sụp đổ cùng với những đề xuất thay đổi đường lối đảng. Chính bản báo cáo nầy là động cơ đưa đến những trục trặc cho cá nhân ông và tướng Trần Độ sau nầy.


Cho đến nay, triết thuyết của Trần Xuân Bách và Trần Độ cho dù không chính thức thừa nhận, nhưng từ thẳm sâu và căn bản, chúng ta thấy Việt Nam có một số điều đã đồng hành cùng đề xuất của Xuân Bách. Xa hơn thế nữa, những đề nghị đổi mới của Lê Duẫn, Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt giống như chiếc phao vượt qua đại dương trong cơn bảo tố để sống còn. Dĩ nhiên, sự sống còn ấy do sự bén nhạy của lãnh đạo lúc bấy giờ. Tuy nhiên, không thể chối cải một số lãnh đạo Việt Nam trước kia và hiện nay vẫn tồn tại nhiều người có quan niệm cải tổ, nhưng trong những bối cảnh khác nhau. Chúng ta không thể quên được sự kiện nổ tung vào năm 1989 khi chế độ Honecker tại Đức, Ceaucescu tại Rumani, rồi đến Liên bang Nga sụp đổ. Cùng lúc ấy Trung Quốc và Việt Nam tìm một lối thoát mới… Đây chính là lúc Việt Nam gắn bó với Trung Quốc nhiều hơn. Trên góc cạnh khác, nhờ yếu tố thế giới nên kinh tế Trung Quốc phát triển với cường độ chóng mặt. Cùng lúc ấy Việt Nam với chính sách đổi mới nên đã sang trang, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, nhất là một nền kinh tế mở thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài thành lập hãng xưởng tại Việt Nam. Cho đến ngày 26 tháng 3, năm 2004 Bộ Chính Trị ban hành nghị quyết 36 về công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Nhờ ở tinh thần nghị quyết nầy nên Việt kiều khắp nơi được phép trở về thăm quê. Đây là dòng chảy bất tận, không vốn.. một tài nguyên khổng lồ của quốc gia.


Như trên đã đề cập sau những biến cố Đông Âu và Liên Bang Sô Viết, Việt Nam gắn bó với Trung Quốc nhiều hơn. Chính sự gắn bó nầy xét trên đoản kỳ là cần thiết. Nhưng nếu tính về lâu dài không hẵn là thượng sách. Vì ở giai đoạn 1989 cần thiết để tồn tại, là phương tiện lẫn cứu cánh. Nhưng định nghĩa giữa gắn bó và lệ thuộc là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau giống như hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau, cho nên chúng ta đặt ở thứ vị đúng nơi và đúng chỗ, đúng cả thời gian lẫn không gian. Do đó, cho dù những tiên đoán của chuyên gia Arthur Waldron thuộc Đại học Pennsyslvania là đúng, hoặc sai, hay thời điểm chưa đến thì nay cơn sóng Corona sẽ là cơ hội vùi chôn tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh mà người trách nhiệm trực tiếp không ai khác hơn chính là tên đồ tể Tập Cận Bình. Chính vì thế giải pháp duy nhất để Việt Nam tồn tại, tự chủ, tự quyết là yếu tố THOÁT TRUNG.


Thoát Trung là con đường duy nhất để tồn tại, vì quá khứ đã chứng minh, hiện tại đã hiển nhiên và tương lai là bài toán trừ nếu chúng ta vẫn tiếp tục lệ thuộc vào họ. Thoát Trung là điều kiện ắc có và đủ để chúng ta tồn tại. Ngay cả cựu chiến lược gia nhà trắng Steve Bannon cũng đã thốt lên:” Thế giới không thể tin tưởng ở người CSTQ, vì bản chất của họ là dối trá, gian ác, luôn luôn chủ trương xâm chiếm lãnh thổ và hải lãnh của người khác từ Á Châu cho đến Phi châu”. Thêm nữa theo nhận định của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo phát biểu tại Hội Nghị Thống Đốc Hoa Kỳ, ông đã kêu gọi:” Chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác với CSTQ. Họ chỉ là những người gian lận, trộm cắp. Họ trà trộn vào đất nước chúng ta thực hiện chính sách di dân mềm để đánh cắp sản phẩm trí tuệ như quốc phòng, điện toán v.v.. từ hạ tầng cơ sở cho đến Liên bang, lẫn tránh thuế quan. Chúng ta nên tránh xa và không liên kết bất cứ dịch vụ dưới mọi hình thức nào với họ”.


Dĩ nhiên, trước đây nguyên Tổng bí thư Lê Duẫn cũng đã nhắc nhở thế hệ sau đề phòng về tham vọng xâm lăng của CSTQ. Đến nay hành động của họ đã chứng nghiệm được những nhận định của thế hệ đi trước luôn luôn là hồi còi báo động cho thế hệ tiếp theo. Cộng thêm những gì mà các nhà chính trị chuyên nghiệp như ông Steve Bannon và Ngoại trưởng Mike Pompeo vạch trần bộ mặt thật của Tàu cộng./.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Mẹ ơi! Cho con dĩa cá chuồn. (13-05-2020)
    Rising concerns over recent escalations in the East Sea (South China Sea) (24-04-2020)
    Bạo lực không thể khuất phục lòng dân. (10-03-2020)
    Xã Hội Biến Thoái Khi Đạo Đức Suy Đồi (24-01-2020)
    Cơ hội và thách thức trong vai trò Chủ tịch ASEAN  (29-12-2019)
    Hoa Kỳ trước những thách thức của Trung Cộng tại Biển Đông (28-11-2019)
    Cho dù hy sinh tất cả cũng không thể mất Bãi Tư Chính (08-09-2019)
    Muốn có hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh (02-08-2019)
    Triển khai nhân tố để tồn tại (07-07-2019)
    Chuyển động quân sự của Hoa Kỳ tại Trung Đông (11-06-2019)
    Những trở lực trong kế hoạch huỷ bỏ Joint Comprehence Plan of Action (09-05-2019)
    Bàn tay mới, trong kỷ nguyên mới (04-04-2019)
    Tiêu Cực Lẫn Tích Cực Trong Thượng Đỉnh Hà Nội. (13-03-2019)
    Thượng Đỉnh Hoa Kỳ và Bắc Hàn (22-02-2019)
    Syria: đàng sau mộng và thật (19-02-2019)
    Vai trò của Mỹ tại Trung Đông trước thách thức Saudi (12-11-2018)
    Trung Đông Trong Cơn Bảo Lửa (13-10-2018)
    Lời chia tay sau cùng với Nghị Sĩ McCain. (05-09-2018)
    Cùng một điểm trên đường thẳng của Nixon và Trump (09-08-2018)
    Cambodia’s 2018 Economy Shows Signs of Firmer Growth (21-07-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152736979.